Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Sinh Sản Mang Đến Năng Suất Cao

0
4784
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trong các loại côn trùng được sử dụng làm thực phẩm thì ưa chuộng hơn cả là thịt dế. Thịt dế này giàu đạm, can-xi, vị ngon không kém thịt cua nên ngày càng được nhiều thực khách tìm đến. Đây cũng là lý do có nhiều gia đình chuyển hướng sang mô hình nuôi dế để kiếm thêm thu nhập. Dưới đây sẽ là kỹ thuật nuôi dế mèn sinh sản mang đến năng suất cao, bạn đừng vội bỏ qua nội dung này nhé.

Nội dung chính

Tìm hiểu vòng đời của dế sinh sản

Vòng đời của dế rất ngắn ngủ. Chúng thành thục và bước vào thời kỳ sinh sản từ 45 – 60 ngày tuổi và biết dùng tiếng gáy để gọi bạn tình. Dế lột xác 3 lần, từ 45 – 50 ngày tuổi, con dế mèn cũng bắt đầu lột xác lần 3. Lúc này, tập tính của dế đực vô cùng hung hăng, chúng sẽ đánh nhau để tranh giành con dế cái đến chết thì thôi.

Dế mèn sinh sản có một vòng đời nhất định
Dế mèn sinh sản có một vòng đời nhất định   

Dế cái sau khi được thụ tinh sẽ đẻ liên tục trong 20 – 25 ngày, mỗi con đẻ được từ 600 – 700 quả trứng. Đến khi đẻ hết trứng, chúng sẽ chết.

Cách chọn con giống nuôi tốt

Chọn con giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh tật.

Dế đực phải to khỏe, cánh mượt mà, tiếng gáy to.

Dế cái ưu tiên chọn những con bụng lớn.

Tỉ lệ đực cái khi chọn giống dế mèn thường là: ½ hoặc 1/3 . Tức là cứ 15 con đực thì sẽ chọn ra khoảng từ 30  – 45 con cái để thả vào cùng một thùng nuôi.

Cách làm chuồng nuôi dế mèn

Bà con có thể tận dụng khu vực làm chuồng nuôi dế như nhà kho, sân thượng, sân trước nhà… nhưng phải có mái che, không bị nước mưa hắt trực tiếp vào. Dế có thể thích nghi rất tốt với nhiệt độ cao lên tới 40 – 45 độ C nên việc lựa chọn địa điểm không quá khó khăn.

Cách làm chuồng nuôi dế mèn đơn giản, bà con có thể tận dụng thùng nhựa, thùng xốp, xô, chậu, thùng gỗ, thùng carton…

Thùng xốp

Nuôi dế con từ 1 – 15 ngày tuổi. Bà con chỉ cần dùng băng dính dán một đường rộng ở xung quanh mép trên, mặt bên trong để chúng không leo ra ngoài. Giai đoạn này dế con còn nhỏ nên quy trình chăm sóc đơn giản, không cần phải dọn dẹp vệ sinh. Sau 15 ngày tuổi phải chuyển sang thùng khác.

Thùng carton

Chỉ cần thùng có kích thước khoảng 60cm x 60cm đã có thể nuôi khoảng 1 – 2kg dế. Thùng carton hút ẩm tốt, khô thoáng, không mùi, có thể nuôi vài ba lứa mới phải thay thùng.

Dế mèn có thể sinh sống trong nhiều loại chuồng, tổ khác nhau
Dế mèn có thể sinh sống trong nhiều loại chuồng, tổ khác nhau

Thùng lưới

Vào mùa hè có thể nuôi dế mèn bằng thùng lưới để đảm bảo sự thông thoáng.

Xô nuôi

Xô nhựa đựng nước cũng có thể dùng để nuôi dế. Đặc biệt là trong giai đoạn sinh sản. Xô 45 lít thả được 10 dế đực và 20 dế cái. Xô 80 lít thả được 15 dế đực và 30 dế cái sinh sản.

Thùng gỗ

Nếu nuôi dế quy mô rộng lớn, bà con có thể sử dụng thùng gỗ để dùng được lâu, tiết kiệm thời gian chăm sóc và diện tích chuồng nuôi, đặc biệt là mùa đông. Có nhiều kích thước thùng khác nhau:

Thùng gỗ kích thước 60cm x 1,2m có thể nuôi được khoảng 20.000 con dế con cỡ 1 – 10 ngày tuổi và nuôi được khoảng 5kg dế thịt thương phẩm.

Thùng gỗ kích thước 1,2m x 1,2m có thể nuôi được khoảng 40.000 con dế con cỡ 1 – 10 ngày tuổi và nuôi được khoảng 10kg dế thịt thương phẩm.

Các thùng mỗi phải có nắp đậy để dế không bay nhảy ra ngoài, đồng thời không cho động vật gây hại tấn công. Nếu tự đóng thùng nuôi dế, bà con có thể dùng nắp lồng bàn để đậy lại. Con nếu mua thùng nuôi dế ở ngoài thị trường thì nên dùng que sắt nung nóng và chọc khoảng 50 – 60 lỗ tạo sự thông thoáng.

Thức ăn của dế sinh sản là gì?

Dế mèn ăn gì?

Thức ăn của dế được chia làm 3 loại là:

Thức ăn xanh chủ yếu ăn cỏ, lá cây non, rau xà lách, rau xam, bắp cải, lá rau khoai lang … Bà con có thể tận dụng một số loại cỏ tự nhiên như cỏ chỉ, có gấu, cỏ nhung, cỏ gà. Ngoài ra, các loại cỏ trồng như cỏ sả lá nhỏ, cỏ ruzi, cỏ ghine… cũng là thức ăn khoái khẩu của dế mèn. Nếu bà con nuôi theo mô hình trang trại rộng lớn thì có thể chủ động trồng cỏ nuôi dế.

Dế mèn có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau
Dế mèn có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau

Thức ăn tinh là cám dùng để nuôi gà hoặc cá. Đây là nguồn thức ăn quan trọng khi nuôi dế thịt thương phẩm nhằm cung cấp tối đa dinh dưỡng, các khoáng chất để chúng sinh trưởng nhanh, đồng đều.

Thức ăn củ quả: vỏ dưa hấu, dưa gang, dưa hồng, cà rốt, sắn, khoai lang, khoai mì, bí đỏ, dưa leo…

Cách cho dế mèn ăn

Khi cho ăn, cần để riêng từng loại thức ăn vào trong thùng nuôi. Dế rất mẫn cảm với mùi lạ, nên nguồn thức ăn phải tươi ngon, sạch sẽ, không nhiễm độc, không ôi thu, ẩm mốc.

Thức ăn tinh: cám cho dế ăn phải được nghiền mịn nhuyễn. Nếu phối trộn nhiều nguyên liệu khác nhau, phải  trộn thật đều để đảm bảo tính đồng đều, chất lượng và dinh dưỡng. Bà con rải cám lên khay nhựa. Với kích thước khay thức ăn như ở trên thì mỗi lần chỉ cho ăn từ 1 – 2 thìa cafe, tránh để thừa lại quá nhiều gây ô nhiễm, mất vệ sinh, thối mốc.

Thức ăn xanh: Rau cỏ đem búi thành từng bó nhỏ, mỗi bó khoảng 50 – 70gr để khi ăn, dế không làm cỏ bị vương ra lung tung trong thùng. Với mỗi thùng, một lần cho ăn 1 – 2 bó cỏ. Nếu ăn chúng ăn hết rồi thì mới thêm vào để rau cỏ không bị héo, úa vàng.

Thức ăn củ quả: Đây chỉ là nguồn thức ăn bổ sung. Bà con cần cắt nhỏ củ quả, không để nguyên quả.

Dế có sức ăn khá tốt. Nếu cho ăn theo bữa thì cần phải đúng lúc, đúng bữa và đủ số bữa
Dế có sức ăn khá tốt. Nếu cho ăn theo bữa thì cần phải đúng lúc, đúng bữa và đủ số bữa

Vệ sinh chuồng nuôi, phòng trừ dịch bệnh gây hại

Dế ưa sạch sẽ, sống trong điều kiện khô ráo, thoáng mát do đó cần đảm bảo chuồng và thùng nuôi sạch sẽ.

Mỗi ngày sau khi cho ăn nên quan sát tình trạng ăn uống và điều chỉnh cho phù hợp, nhặt bỏ thức ăn thừa còn sót lại hoặc những lá rau cỏ đã bị úa vàng, úng, thối. Tuyệt đối không cho dế ăn cám bị ôi mốc và uống nước bẩn.

Thường xuyên quét dọn nền chuồng sạch sẽ, không để thức ăn thừa hoặc nước uống vương vãi làm phát sinh mầm bệnh.

Đến giai đoạn trưởng thành, nên dãn cách mật độ nuôi trong thùng bằng cách xếp các lớp rế bên trong cho chúng leo trèo, nhảy nhót, tạo độ thông thoáng.

Dế ưa sạch sẽ nên môi trường nuôi dế cần phải thoáng
Dế ưa sạch sẽ nên môi trường nuôi dế cần phải thoáng

Không xịt trực tiếp các loại thuốc xịt muỗi, thuốc xịt côn trùng vào khu vực nuôi dế.

Không để kiến, gián xâm nhập và ăn tranh thức ăn của dế.

Nói chung, con dế mèn dễ nuôi, ít bệnh tật nên trong suốt quá trình nuôi hầu như chỉ cần thực hiện công tác phòng bệnh với 3 tiêu chí: Ăn sạch – uống sạch – ở sạch.

Dế là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên của nhiều loài động vật. Một số trang trại nuôi cá kiểng, gà, vịt, lợn… cũng thu mua dế thịt để chế biến thức ăn chăn nuôi an toàn sinh học. Không những vậy, thịt dế lại thơm ngon, giàu dinh dưỡng, có chứa ít chất béo được con người khai thác chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Như vậy, dế có nhiều thị trường tiềm năng và nghề nuôi dế thương phẩm, quy mô lớn có nhiều lợi thế để phát triển.

Chúc bà con thành công với cách nuôi dế sinh sản – mô hình nuôi dế cho năng suất cao nhất mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây