Những Điều Cần Biết Trong Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ 

0
1344
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chim trĩ là loài chim được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm .Với hai thị trường tiêu thụ song song khá hiệu quả đó là cung cấp thương phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh. Nhiều hộ gia đình muốn thử sức trong lĩnh vực nuôi chim trĩ. Sau đây sẽ là kỹ thuật nuôi chim trĩ đầy đủ nhất mà bạn có thể tham khảo.

Nội dung chính

Chọn Giống

  • Chim trống

Ở cùng lứa tuổi Chim trĩ trống thường có ngoại hình lớn hơn chim trĩ mái . Lúc còn nhỏ rất khó phân biệt chủ yếu dựa vào cảm quan nghề nghiệp và một số biểu hiện nhỏ về sự khác biệt trong tập tính sinh hoạt và ngoại hình chim .Có thể phân biệt bằng mặt thường qua việc so sánh kích thước cở thể , chiều cao chân , hoặc lỗ huyệt.

Việc chọn lựa chim trĩ giống cần đảm bảo tính chuẩn xác để mang đến năng suất cao
Việc chọn lựa chim trĩ giống cần đảm bảo tính chuẩn xác để mang đến năng suất cao   

Khi bước vào thời kỳ 2 -3tháng tuổi chim trống có biểu hiện chuyển dần màu lông từ lâu nhạt sang màu đỏ pha ,lúc này trọng lượng và chiều dài cơ thể lớn hơn chim mái rõ rệt . Trên cổ chim trống hình thành tuyến lông màu đồng phía dưới là màu xanh lá cây hoặc màu tím sáng.

Kế tiếp xuất hiện 1 vòng lông cổ màu trắng ( thường gọi là Trĩ Đỏ Khoang Cổ Trắng ) Lông đuôi có màu đỏ và màu hạt dẻ pha trộn với các vệt đen hoặc trắng nhạt .Trên má hình thành hai mào đỏ và hai chỏm lông sừng màu xanh thẫm . Chim Trống trưởng thành có thể nặng tới 1,5 – 2kg , lông đuôi có thể đạt 0,4 – 0,6m ,tùy theo chế độ chăm sóc và mật độ nuôi thả

  • Chim mái

Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống .Sau khi thay lông ở thời kỳ 3-5 tháng tuổi chim mái sẽ ổn định ở bộ lông màu tối có những đốm đen ,pha lẫn màu hạt dẻ ., Chim mái có đuôi ngắn hơn chim trống , trọng lượng bình quân của một chim mái trưởng thành khoảng 0,7 – 1,3kg / con.

Quy trình cho chim uống thuốc

  • Chim con mới nở ra, do lòng đỏ chưa tan. Trong 2 ngày đầu ta dùng thuốc úm gà con pha vào nước cho chim uống

( Lưu ý : nước cho chim uống là nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội, liều lượng thuốc cho chim uống được hướng dẫn chi tiết trên bao bì gói thuốc).

Hòa thuốc vào trong nước cho chim trĩ uống
Hòa thuốc vào trong nước cho chim trĩ uống

Mục đích:  Cho lòng đỏ tiêu bớt và tránh trình trạng chim đi phân tiêu chảy do chim bắt đầu tập ăn.

  • Từ ngày thứ 3 trở đi ta cho chim uống nước sạch hoặc cung cấp thêm vitamin cho chim như: ADE, Becomlec, Vit C, Điện giải….. Cứ 5 ngày ta cho chim uống thuốc tiêu chảy 1 ngày, các ngày còn lại ta cho chim uống nước sạch và tốt nhất là bổ sung thêm vitamin cho chim.
  • Quy trình này được lặp lại và chú ý theo dõi phân của chim để có thể biết được trình trạng sức khỏe, theo dõi mức độ linh hoạt của chim để có thể xử lý kịp thời.

Thức ăn cho chim

Sau khi chim nở ra ta cho chim uống nước khoảng 2 tiếng rồi  ta mới bắt đầu cho chim ăn ( thức ăn cho chim là loại cám gà tổng hợp chuyên dùng cho gà con, máng ăn và  bình nước uống cũng chuyên dùng cho gà con), nên sử dụng thức ăn tốt nhất cho chim.Sau 1 tuần ta bổ sung thêm rau xanh bằng cách cắt nhỏ và bỏ vào máng ăn cho chim.

Thức ăn cho chim trĩ là cám gà và rau xanh
Thức ăn cho chim trĩ là cám gà và rau xanh

Chiếu sáng cho chim

+ Giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi ta chiếu sáng 24/24 . với diện tích chuồng nuôi như trên ta có thể gắn 2 bóng đèn loại 75W.

+ Giai đoạn từ 1 tháng đến 2 tháng tuổi: ta giảm chiếu sáng vào những buổi trưa nắng nóng

*Lưu ý: Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của chim đối với nhiệt độ.

Nếu chim tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ, chim  đang bị lạnh.

Nếu chim tản xa nguồn nhiệt, nháo nhát, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.

Nếu chim tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm, cần phải che lại hướng gió thổi.

Khi đủ nhiệt gà ăn uống bình thường, ngủ, nghỉ tản đều.

Tiêm phòng vaccin

Chim trĩ đỏ thuộc loại động vật hoang dã quí hiếm nên rất ít bệnh xảy ra, tuy nhiên ta phải tiêm phòng vaccin đầy đủ cho chim. Quy trình tiêm phòng vaccin cho chim trĩ cũng giống như quy trình tiêm phòng vaccin trên gia cầm.

Chim trĩ cần được tiêm vacxin để phòng chống những căn bệnh nguy hiểm
Chim trĩ cần được tiêm vacxin để phòng chống những căn bệnh nguy hiểm

Trên thị trường có nhiều hãng  sản xuất vaccin nên quy trình tiêm phòng cũng khác nhau giữa các hãng.

Lịch tiêm phòng vaccin này bà con sẽ được các tiệm thú y-  do các bác sỹ thú y hướng dẫn chi tiết và phụ thuộc vào điều kiện dịch tễ của từng vùng.

Các bệnh chính được tiêm phòng như: bệnh Gumboro, bệnh Newcastle( bệnh dịch tả gà)

Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng chim trĩ: từ 2 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi

  • Từ 2 tháng tuồi trở lên ta chuyển chim từ lồng úm sang chuồng nuôi chim hậu bị với diện tích nuôi 1-2 con/m.

+ Nền chuồng ta có thể trán ximăng hoặc để nền đất, sau đó ta thêm 1 lớp cát vàng, cát xây dựng khoảng 3- 4 cm cho chim tắm cát và làm ổ đẻ.

+ Ta thiết kế 1 số dàn cây cao 0,5m cho chim bay lên

+ Thức ăn cho chim giai đoạn này là loại cám dành cho gà trưởng thành, ta bổ sung thêm rau xanh hàng ngày cho chim, một số ít lúa, bắp ….

+Quy trình cho chim uống thuốc: 7 ngày ta cho chim uống thuốc tiêu chảy 1 lần, các ngày còn lại ta bồ sung thuốc bổ, vitamin, chất khoáng, thuốc chống cắn mổ lông…

  • Giai đoạn này chăm sóc chim khá đơn giản và ít tốn công chăm sóc hơn so với chim non.
  • Tẩy giun cho chim: khi chim được 7 tháng tuổi ta tiến hành tẩy giun cho chim trước khi bước vào chu kỳ sinh sản.
Chim trĩ chia thành từng giai đoạn nuôi riêng biệt
Chim trĩ chia thành từng giai đoạn nuôi riêng biệt

Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng chim trĩ sinh sản

Chim mới bắt về nên cho uống thuốc tiêu chảy 1 ngày để tránh rối loạn về thức ăn và nước uống.

1 tuần cho uống thuốc tiêu chảy 1 ngày, các ngày còn lại cho uống thuốc bổ.

Chất khoáng được trộn vào thức ăn cho chim ăn.

Thức ăn chim giai đoạn này là cám tổng hợp dành cho gà để

Cho chim ăn ngày 1 lần vào lúc sáng sớm. Sáng hôm sau vệ sinh máng ăn( trút thức ăn thừa+ cát ra rồi đổ thức ăn mới vào)

Mỗi ngày nên bổ sung rau xanh như: rau lang, rau muống, xà lách, chuối cây, lục bình…… Rau có thể xắt nhỏ bỏ vào máng ăn hoặc treo thành bó. Ngoài ra còn có thể cho chim ăn thêm các loại côn trùng như: mói, mọt, sâu gạo, dế…

Thông tin bài viết chúng tôi tổng hợp và chia sẻ mong là sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên kế hoạch và xây dựng mô hình nuôi chim trĩ. Chúc các bạn thành công.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây