Nuôi cá lăng trong lồng bè năng suất hơn nuôi trong ao đất

0
2173
Nuôi cá lăng trong lồng bè năng suất hơn nuôi trong ao đất
Nuôi cá lăng trong lồng bè năng suất hơn nuôi trong ao đất
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Có nhiều phương pháp nuôi cá lăng đem lại hiệu quả, năng suất khác nhau. Trong đó phổ biến là nuôi cá lăng trong ao đất và trong lồng bè. Kết quả cho thấy rằng hai mô hình đều hiệu quả nhưng nuôi trong lồng bè đem lại năng suất cao hơn. Nuôi cá lăng trong lồng bè không khó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bà con tất tần tất về cách chọn vị trí đặt lồng, thiết kế lồng, chăm sóc và quản lý cá lăng.

Nội dung chính

Nuôi cá lăng trong lồng bè đạt năng suất cao

Nuôi cá lăng trong lồng bè
Nuôi cá lăng trong lồng bè đạt năng suất cao

Sở dĩ nuôi cá lăng trong lồng đạt năng suất cao hơn vì mức độ đầu tư cao, nuôi trong lồng dễ quản lí, kiểm soát được dịch bệnh…hơn nuôi trong ao đất. Nuôi trong lồng thì thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống bổ sung đủ chất cho cá lăng. Tuy chi phí cao hơn khi nuôi trong ao đất nhưng lại đạt năng suất cao như mong đợi.

Gia đình ông Phạm Văn Bôn đã thực hiện mô hình nuôi cá lăng với các loại cá khác trong lồng và đã đạt năng suất cao, ổn định kinh tế, tăng thêm thu nhập. Sau khi đã trừ hết chi phí thì mỗi năm ông Bôn lãi được khoảng 2 tỷ đồng. Vậy nuôi cá lăng trong lồng phải đảm bảo những kỹ thuật gì?

Kỹ thuật nuôi cá lăng trong lồng đảm bảo năng suất

Chọn vị trí đặt lồng

Vì nuôi lồng không thể tự chủ động và điều chỉnh chất lượng nước nên phải đặt lồng ở nơi có nguồn nước đảm bảo luôn sạch, đảm bảo các yếu tố (độ mặn, độ pH, nhiệt độ…) phù hợp, không có sóng to gió lớn, ít tàu thuyền qua lại.

Không đặt lồng ở những nơi có dòng nước lớn vì sẽ ảnh hưởng đến lồng và sức khỏe của cá. Cũng không đặt ở những nơi có dòng chảy quá yếu vì sẽ không cuốn trôi được cặn bẩn do thức ăn dư thừa, làm ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho cá lăng. Diện tích của các lồng không chiếm quá 0,2 diện tích mặt nước lúc cạn nhất.

Thiết kế lồng bè nuôi cá

Thiết kế lồng bè nuôi cá
Thiết kế lồng bè nuôi cá

Thể tích tối thiểu của lồng bè là 10m3, độ sâu mực nước 2m còn lại tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người mà làm lồng to hơn, lồng có dạng hình lập phương hoặc hình hộp chữ nhật.

Các lồng đặt so le để tạo sự lưu thông cho dòng nước với khoảng cách 10 – 15m. Phía dưới của bè nên đổ một lớp đất sét để cá chui rúc.

Chọn giống và thả cá

Chọn giống: Chọn giống cá lăng khỏe, bơi giỏi, không dị tật, không mang mầm bệnh trong người. Chọn những con có kích cỡ đồng đều để tránh bắt nạt lẫn nhau, cá nhỏ không làm quen được với môi trường sống, dễ thâm hụt. Nuôi lồng thì chọn cá 8 – 12 cm. Mua cá giống ở những nơi uy tín.

Thả cá: Thả cá những lúc trời râm mát. Trước khi thả hãy ngâm cá trong nước muối 2% để khử trùng và tập cho cá làm quen với môi trường nước trước. Thả cá với mật độ 100 – 150 con/m3 khi nuôi cá lăng giống, mật độ 20 – 30 con/m3 khi nuôi cá lăng thương phẩm.

Nuôi cá lăng thì cho cá ăn gì?

Nuôi trong lồng bé có thể cho cá ăn thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp.

Thức ăn tự chế

Bà con có thể tự phối trộn thức ăn theo công thức: 50% cám + 50% cá tạp xay nhỏ hoặc 55,6% bột cá + 28,8 % đỗ tương + 7,1% bột mì + 5% cám gạo + 1,5 % dầu cá + 2% vi lượng vitamin.

Các nguyên liệu được nghiền thành bột, tạo thành viên và sấy khô cho cá ăn. Có thể phối trộn thức ăn tự chế cùng thức ăn tươi.

Thức ăn tươi

Là các loại cá tạp, tép,…được xay nhỏ vừa miệng cho cá ăn. Loại thức ăn này dễ gây ô nhiễm môi trường nước nên bà con cần lưu ý. Bổ sung thêm vitamin để cá tăng cường sức khỏe.

Cách cho ăn

Mỗi ngày cho ăn 2 – 3 lần vào những khung giờ cố định, cho ăn 5 – 7% trọng lượng thân cá. Đặc biệt cá lăng nhạy cảm với ánh sáng nên cho cá ăn vào sáng sớm và đêm khuya là chủ yếu. Tùy theo từng giai đoạn, thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Buổi tối cho ăn 40 – 50% tổng lượng thức ăn trong ngày.

Bố trí thêm sàn ăn cho cá để dễ dàng quản lý thức ăn.

Quản lý, chăm sóc khi nuôi cá lăng

Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng lồng bè. Định kỳ vệ sinh lồng bè 1 tuần/lần, củng cố lại lồng bè. Sau mỗi lần thu hoạch hãy đưa lồng lên cạn để vệ sinh bằng cách quét vôi lên lồng, phun chlorine để khử trùng sau đó phơi khô.

Những ngày mưa bão hãy gia cố bảo vệ lồng, neo lồng thật chắc chắn.

Đối với cá thì ghi chép và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Định kỳ phòng bệnh cho cá bằnh viên sủi vicato 50g/m3 để sát trùng cho cá.

Thu hoạch cá lăng

Cá lăng trông như thế nào?
Thu hoạch cá lăng sau 1 – 2 năm

Nuôi cá lăng có thể thu hoạch sau 1 – 2 năm. Tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn bộ. Cỡ cá trung bình sau 1 – 2 năm là 1,2 – 1,5 kg và tỷ lệ sống đạt 90%.

Nuôi cá lăng trong lồng bè có nhiều ưu điểm mà bà con nên thực hiện. Tuy nhiên bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bà con cần nghiên cứu và trải qua đào tạo kỹ thuật nuôi cá lăng để đạt được kết quả tốt hơn.

Nuôi cá lăng – loài cá được mệnh danh thủy quái sông Đà

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây