Hoa Nguyệt Quế và bí quyết chăm sóc cho hoa ra đều

0
3129
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Với đặc điểm quanh năm xanh tốt, chu kỳ ra hoa ngắn. Hoa màu trắng, mùi thơm dịu dàng. Điều này khiến cho nhiều người muốn sở hữu những cây hoa Nguyệt Quế làm cảnh. Vậy để cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Nguyệt Quế, Agri.vn xin chia sẻ cách phân biệt các loại hoa Nguyệt Quế và cách xử lý ra hoa quanh năm cụ thể như sau:

Bật bí cách phân biệt các loại hoa Nguyệt Quế và cách xử lý ra hoa quanh năm
Bật bí cách phân biệt các loại hoa Nguyệt Quế và cách xử lý ra hoa quanh năm

Nội dung chính

1. Thông tin chi tiết về cây Nguyệt Quế

– Cây Nguyệt Quế có tên khoa học là Laurus nobilis, tên thường là Nguyệt Quế Hy Lạp, thuộc họ cam (Rutaceae), có nguồn gốc xuất xứ từ vùng ven Địa Trung Hải.

– Là cây bụi thân gỗ sống lâu năm. Thường có chiều cao từ 2 – 8 m, thân nhẵn, dễ tạo dáng. Hoa có mùa hơi vàng, có mùi thơm nhẹ dễ chịu. Hoa mọc từ nách lá hoặc đầu cành. Quả hình bầu dục, có màu xanh khi non, chín chuyển sang màu vàng, cam, sau sang màu đỏ tươi.

Cây Nguyệt Quế bon sai giá trị tiền tỷ
Cây Nguyệt Quế bon sai giá trị tiền tỷ

– Cây có lá xanh quanh năm, chu kỳ ra hoa ngắn từ 20 – 25 ngày. Nếu chăm sóc tốt một tháng có thể cho 2 đợt hoa.

2. Phân biệt các loại cây Nguyệt Quế ở Việt Nam

– Ở nước ta hiện nay được phân biệt thành các loại như cây Nguyệt Quế lá nhỏ, cây Nguyệt Quế lá lớn và cây Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoắn.

– Cây Nguyệt Quế lá nhỏ: Là loại giống cây Nguyệt Quế có giá trị cao. Chủ yếu sử dụng làm cây cảnh, chơi Bon sai bởi cây Nguyệt Quế lá nhỏ có lá nhỏ, nhiều lông, dễ cắt tỉa, hình dáng đẹp.

– Cây Nguyệt Quế lá lớn: Loại này có lá tho, mọc thưa thích hợp trồng nơi công cộng như trồng hàng rào, viền đường, …Với đặc điểm dễ trồng, không kén đất, khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết, đất trồng khắc nghiệt vẫn có khả năng sinh trưởng phát triển tốt.

Cây Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoắn
Cây Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoắn

– Cây Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoắn: Có hình dáng thân xoắn độc đáo, bộ rễ đẹp, … thường được trồng làm cảnh. Rất được ưa chuộng ở nước ta. Tuy nhiên để tạo được cây bon sai tốn rất nhiều năm.

3. Giá trị sử dụng của cây Nguyệt Quế

– Cây Nguyệt Quế được biết đến phổ biến được từ trồng làm cảnh. Chủ yếu trồng cảnh nơi công cộng như công viên, viền đường phố, … Trồng cây bon sai mang lại giá trị kinh tế cao.

– Phân lá của cây Nguyệt Quế có thể sử dụng trong ẩm thực. Cây Nguyệt Quế có ý nghĩa phong thủy là biểu tượng cho sự chiến thắng và vinh quang. Chính vì vậy, cành Nguyệt Quế được sử dụng để đan thành vòng, tạo thành phần thưởng dành cho người chiến thắng.

Giá trị tuyệt vời từ tinh dầu Nguyệt Quế
Giá trị tuyệt vời từ tinh dầu Nguyệt Quế

– Tinh dầu từ hoa Nguyệt Quế có thể làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, chống oxi hóa, giảm đau và chống viên rất hiệu quả.

4. Cách trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế

– Cây Nguyệt Quế là cây ưa sáng nhưng không có khả năng chịu ánh sáng gắt. Là cây không chịu bóng. Nếu trồng cây nơi bóng dâm hoặc điều kiện thời tiết nắng gắt thì cây sẽ không ra hoa, có thể bị rụng lá.

– Là loại cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Cây thích ẩm nhưng không chịu úng. Vì vậy trong suốt quá trình trồng cần lưu ý cung cấp ẩm cho cây đảm bảo độ ẩm trong chậu trồng, đất trồng từ 75%.

– Đất trồng cây Nguyệt Quế nên chọn những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Đất thoát nước tốt. Khi vừa trồng nên tưới nước cho cây vào buổi sáng 1 ngày/lần. Khi cây lớn thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần.

– Chế độ bón phân: Có thể dùng phân hóa học, phân vi sinh, phân hữu cơ cho cây. Bón phân định kỳ cho cây 20 ngày/lần nếu trồng trong chậu, 30 ngày/lần nếu trồng trực tiếp xuống đất. Lượng phân hóa học mỗi lần bón: pha 10 gram/4 lít nước tưới cho cây. Phân vi sinh, phân hữu cơ bổ sung 3 – 5 kg/cây, 1 năm bổ sung 2 lần, lần 1 bón vào tháng 2 – 3, lần 2 bón vào tháng 9 – 10 dương lịch hàng năm. Giữa các lần bón có thể bổ sung phân bón lá cho cây. Lưu ý không bón phân khi trời lạnh, nắng gắt. Nên bón bổ sung định kỳ sau mỗi đợt ra hoa hoặc cắt tỉa để cây nhanh phục hồi.

Trồng cây Nguyệt Quế làm hàng rào tuyệt đẹp
Trồng cây Nguyệt Quế làm hàng rào tuyệt đẹp

– Kỹ thuật cắt tỉa: Cây Nguyệt Quế ưa cắt tỉa, có thể cắt tỉa định kỳ, cắt tỉa sau những đợt ra hoa. Nên cắt cành khô héo, cành yếu, nên dọn sạch lá rụng ở lá ở gốc tạo cho cây có tán lá thoáng, gốc sạch để giảm sâu bệnh hại. Nếu trồng hàng rào nên cắt tỉa tập trung vào 2 đợt/năm, đợt 1 vào tháng 4 – 5 và đợt 2 vào tháng 10. Nên cắt tỉa theo lịch trình định kỳ để nâng dân khung tán cây. Nếu trồng cây Nguyệt Quế bon sai có thể cắt tỉa tạo tán và chă bón liên tục để tạo hình dáng theo ý muốn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây