Những điều nên biết khi chọn phân bón cho hoa hồng

0
4077
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hoa hồng được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loài hoa bởi vẻ đẹp kiêu sa, quyến rũ và lộng lẫy. Hoa hồng được bày bán ở nhiều nơi vì nó đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Các gia đình cũng rất thích tự trồng và chăm sóc vườn hồng trong khuôn viên nhà của mình. Tuy nhiên, để những cây hoa hồng phát triển tốt nhất thì ngoài kỹ thuật trồng, chăm sóc, nguồn dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không kém. Bạn có đang phân vân về việc lựa chọn phân bón cho hoa hồng hay không? Nếu đây là chủ đề mà bạn quan tâm, đừng ngại tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

  1. Nội dung chính

    Cây hoa hồng nhận dưỡng chất qua bộ phận nào?

Việc biết được những bộ phận hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây hoa hồng, bạn sẽ có phương pháp và chọn được loại phân bón phù hợp.

Hoa hồng nhận dưỡng chất từ phân bón qua bộ rễ và lá
Hoa hồng nhận dưỡng chất từ phân bón qua bộ rễ và lá

Hoa hồng sẽ hấp thụ dưỡng chất từ phân bón qua các bộ phận như:

Không phải toàn bộ rễ của hoa hồng sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi cây. Tuy nhiên thông qua những miền lông hút nhỏ phân bố đều trên khắp bộ rễ mà lượng dưỡng chất sẽ được vận chuyển đến cây.

Trên bề mặt lá của hoa hồng tồn tại nhiều lỗ nhỏ li ti giúp vận chuyển dưỡng chất đến để nuôi cây. Để lá hoa hồng hấp thụ dinh dưỡng thì bắt buộc người trồng cây phải sử dụng hình thức phun phân bón qua lá hoa hồng.

  1. Những dưỡng chất mà cây hoa hồng cần

Để có thể phát triển cách tốt nhất, cây hoa hồng cần nhận được những nguồn dưỡng chất như:

  • Trung lượng: Ca, Mg, S.
  • Đa lượng: N, P, K.
  • Vi lượng: Fe, Zn, Cu, Mn, B, Cl.
  1. Tại sao cần phải bón phân cho cây hoa hồng

Đa phần người mới trồng hoa hồng đều thắc mắc việc có cần thiết phải bón phân cho cây hay chỉ tưới nước đều đặn là được.

Sử dụng phân bón cho hoa hồng giúp cây phát triển toàn diện
Sử dụng phân bón cho hoa hồng giúp cây phát triển toàn diện

Tuy nhiên việc bón phân cho cây hoa hồng là điều rất cần thiết vì cây không chỉ nhận đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà còn đảm bảo khả năng sinh trưởng ổn định.

Không những vậy, việc bón phân cho cây hoa hồng đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm còn mang đến những lợi ích như:

  • Hỗ trợ phân giải những chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. Nhờ vậy mà cành hoa hồng không bị giòn hay quá yếu ớt, hoa lên màu sắc sắc sỡ và bền hơn.
  • Góp phần phục hồi, cải tạo chức năng của đất trồng cây, giúp dất trồng thêm phì nhiêu.
  • Lượng dưỡng chất trong phân bón còn có mục đích cân bằng lại đặc tính hóa – sinh – lý cho đất trồng.
  • Khi cây hoa hồng nhận đủ dưỡng chất sẽ giúp nó phát triển tốt, không làm thất thoát lượng phân bón ở những lần bón tiếp theo.
  • Giúp tăng cường sức đề kháng để cây chống lại sâu bệnh và điều kiện thời tiết không thuận lợi.
  1. Phân bón cho hoa hồng nên dùng loại nào?

Cây hoa hồng không quá “kén” chọn phân bón, bạn có thể tham khảo qua những loại phân bón dùng cho cây hoa hồng dưới đây:

  • Phân bón hóa học (phân vô cơ): đây là dạng phân bón mà các chất dinh dưỡng sẽ tồn tại ở dạng muối khoáng.
  • Phân tổng hợp: Thành phần trong phân có chứa các nguyên tố vi lượng: N, P, K.
  • Phân đơn: Phân đơn Kali, đạm ure, phân lân.
  • Phân hữu cơ: Đây là loại phân mà chất dinh dưỡng tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ.
  • Phân chuồng, phân xanh
  • Phân hữu cơ vi sinh: điển hình và phổ biến hiện nay là Phân bò ủ vi sinh.
  • Phân bón lá.
Hoa hồng không quá “kén chọn” nguồn dinh dưỡng từ phân bón
Hoa hồng không quá “kén chọn” nguồn dinh dưỡng từ phân bón
  1. Hướng dẫn cách bón phân cho hoa hồng

    • Bón phân cho vườn hồng cắt cành
  • Bón lót

Đối với vườn hoa hồng được trồng bằng phương pháp cắt cành thì việc bón lót và bón thúc cần diễn ra sau mỗi lần thu hoạch. Lưu ý: Trước khi tiến hành trồng hoa cần sử dụng các loại thuốc chống sùng, sâu và mối rải đều xuống hồ trồng.

Nhà nông cần lưu ý bón lót từ 7 – 10 ngày trước khi bắt đầu trồng cây xuống. Nếu thời gian không cho phép thì việc bón lót phả diễn ra trước ngày trồng cây là 3 ngày.

Đối với 1ha đất trồng hoa hồng, nhà nông cần sử dụng lượng phân bón lót như sau:

+ 30 tấn tro trấu đã ủ mục.

+ 4 tạ phân lân super.

+ 4 tạ phân KCL.

+ 30 tấn phân chuồng đã qua ủ hoai.

+ 4 tạ vôi nếu đất có tình trạng bị chua.

  • Bón thúc

Sau khi trồng, việc bón thúc cho cây sẽ diễn ra theo định kỳ, khoảng 3 tuần/lần.  Liều lượng phân bón cho 1ha hoa hồng là từ 4 – 6 tạ phân NPK. Lưu ý: Sau mỗi đợt cách tỉa cảnh cần bổ sung cho vườn từ 7 – 10 tấn phân trùn quế, từ năm thứ 2 trở đi, lượng phân trùn quế có thể tăng lên khoảng 50 tấn.

Để cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây hoa hồng được trồng trong chậu, người trồng cần căn cứ vào lượng đất cũng như giai đoạn phát triển của cây.

Cây hoa hồng trồng trong chậu được khoảng 1 tuần, nhà nông có thể dùng phân bón lá trộn cùng phân trùn quế để hòa tan và tưới vào gốc cây.

Khi cây hoa bước vào giai đoạn ra rễ mạnh thì nhà nông tiếp tục hòa loãng phân NPK để tưới cho cây.  Khoảng từ 20 – 30 ngày thì bổ sung phân NPK cho cây 1 lần.

Sau khoảng 3 – 5 tháng trồng, đất trong chậu sẽ dần mất dưỡng chất khiến lá hồng bị vàng, cây còi cọc. Lúc này người trồng hoa cần lưu ý thay thế ½ lượng đất trong chậu và bổ sung phân hữu cơ cho cây trồng.

Tự tay trộn giá thể cho cây Hoa Hồng – Bạn Đã Thử Chưa?

Việc trồng hoa hồng trong chậu sẽ có cách bón phân khác biệt so với trồng hoa ngoài vườn
Việc trồng hoa hồng trong chậu sẽ có cách bón phân khác biệt so với trồng hoa ngoài vườn

Vừa rồi là một số chia sẻ cơ bản nhất về việc sử dụng phân bón cho hoa hồng. Hy vọng rằng những gì mà chúng tôi gửi đến bạn sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc vườn hoa của chính mình.

Tìm hiểu thêm:

Cách trồng hoa hồng trong chậu – Lý tưởng cho sân thượng nhiều nắng

Tất tần tật về chăm sóc cho hoa hồng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây