Chuyên Gia Chia Sẻ Gì Về Kỹ Thuật Nuôi Tằm?

0
3724
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trồng dâu nuôi tằm nếu áp dụng kỹ thuật tốt sẽ mang lại lợi nhuận cao, giúp bà con vươn lên thoát nghèo. Các chuyên gia trong lĩnh vực đã chia sẻ gì về kỹ thuật  nuôi tằm mang lại năng suất cao?  Chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu về chủ đề này ở nội dung bên dưới nhé.

Nội dung chính

Chọn giống tằm

Khí hậu nước ta tuy nóng và ẩm nhưng giống tằm lưỡng hệ có thể nuôi được ở tất cả các mùa trong năm (từ tháng 2 đến tháng11). Giống tằm Lưỡng Quảng số 2 (LQ2) là giống tằm chất lượng tốt, có nguồn gốc từ Trung Quốc, kén màu trắng có thể ươm tơ đạt cấp cao. Trên thị trường, giống tằm này được gọi là giống Trung Quốc, ký hiệu 9 x 7 hoặc 7 x 9 (thường gọi là đầu 9 hoặc đầu 7).

Đối với những vùng không nuôi được giống tằm lưỡng hệ vào vụ Hè thì có thể nuôi giống tằm vàng lai, thường là kén vàng lai với giống Trung Quốc được kı hiệu KV x TQ. Có một số vùng còn duy trì nuôi giống tằm kén vàng nguyên vụ Hè, thường cho năng suất thấp, giá kén hạ.

Việc lựa chọn giống tằm quyết định trực tiếp đến năng suất
Việc lựa chọn giống tằm quyết định trực tiếp đến năng suất    

Thời vụ nuôi tằm

+ Tằm Xuân tính từ tháng 2 đến tháng 5

+ Tằm Hè tính từ tháng 6 đến hết tháng 8

+ Tằm Thu tính từ tháng 9 đến tháng 11.

Nuôi tằm Xuân phải tăng nhiệt cho tằm con và chống ẩm khi mưa Xuân – hay gọi tắt là “tăng nhiệt, bài ẩm”. Tằm Hè cần giảm nhiệt, giảm ẩm bằng cách tạo thông thoáng nhà cửa, nếu có điều kiện gắn thêm quạt thông gío, rắc vôi lên nong tằm và chân đũi để hút ẩm. Vụ Thu nuôi tằm thuận lợi hơn, nhưng do lá dâu ít dần nên khó khăn hơn, nhưng chất lượng kén tằm vụ Thu tốt.

Tằm có thể nuôi vào mùa Xuân, Thu hay Hè đều được
Tằm có thể nuôi vào mùa Xuân, Thu hay Hè đều được

Dụng cụ nuôi tằm

cần có từ 1 – 2 đũi, 10 – 12 nấc thang và 15 – 25 cái nong có đường kính 1,2 m. Tằm con có thể nuôi trong hộp với kích thước 45 x 75 – 80 x 10 cm, có nilon để đậy tằm con. Trong buồng tằm cần thiết đặt ôn ẩm kế. Các dụng cụ khác như dao, thớt, sọt hái dâu, thùng bảo quản lá dâu, lưới thay phân, thuốc phòng bệnh tằm… để sẵn sàng khi cần sử dụng có ngay.

Trứng đến ngày nở, mở giấy gói để trứng lộ ngoài tiếp xúc ánh sáng tự nhiên sớm sẽ kích thích nở đều, nở tập trung vào 7 – 8 giờ sáng và băng tằm vào 9 – 10 giờ. Cách băng tằm của 2 loại hình trứng tằm sản xuất phổ biến như sau:

Băng tằm trứng dính: rắc lá dâu thái sợi lên tờ giấy trứng, tằm bò lên lá dâu, quét tằm sang nong khác bỏ giấy trứng ra, nếu trứng nở chưa hết, gói lại để ngày sau băng tiếp.

Băng trứng rời (trứng đóng theo hộp): đổ trứng ra giấy, đặt lên nong rải đều, trứng được ánh sáng kích thích nở. Dùng lưới đặt lên và rắc lá dâu, khi tằm lên hết nhắc lưới và dâu sang nong khác để vỏ trứng lại. Nếu trứng nở chưa hết, gói lại để hôm sau cho nở đợt 2.

Thường trứng nở tập trung 1 – 2 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài tới 3 ngày. Ngày đầu bói vài con, ngày thứ hai nở khoảng 60 – 65%, ngày thứ 3 nở 30 – 35%, ngày bói trứng nở không băng để ngày sau băng tập trung vào 2 ngày. Trường hợp trứng ghim không gói để treo tự nhiên trong nhà, trứng dễ nở, kéo dài 1 – 3 ngày là điều bình thường, vẫn nuôi tốt. Việc nở kéo dài cũng còn do độ ẩm không đủ, không khí khô, nóng, trứng đẻ quá dày chồng chất, những con phía dưới cũng dễ nở chậm.

Khi nuôi tằm bà con nông dân cần trang bị những dụng cụ như lưới, thùng bảo quản lá dâu, băng tằm…
Khi nuôi tằm bà con nông dân cần trang bị những dụng cụ như lưới, thùng bảo quản lá dâu, băng tằm…

Kỹ thuật nuôi tằm

  1. Giai đoạn nuôi tằm con tập trung (tuổi 1 đến hết tuổi 3)

a) Lá dâu

Lá dâu phải phù hợp với sinh lý tằm ở giai đoạn tằm con, vì vậy phải có vườn dâu riêng dành cho tằm con, nên trồng giống dâu VA- 201. Khi trồng mới phải bón lót phân hữu cơ phối hợp với phân vô cơ hợp lý. Sau mỗi lứa hái phải bón thúc bằng phân hóa học tổng hợp (đạm, lân,kali),sau 2 – 3 lứa hái cần bón thúc bằng phân hữu cơ hoai, kết hợp với phân kali và phân lân. Thường xuyên xới sáo làm cỏ để tránh cỏ dại tranh chấp dinh dưỡng của cây dâu, làm vườn dâu thông thoáng.

b) Ấp trứng

Nhiệt độ 25 – 270C, ẩm độ: 80 – 90%. Khi trứng nở bói, dùng vải đen phủ hộp trứng lại để che ánh sáng. Hãm tối như vậy đến 8 – 9 giờ sáng hôm sau, mở vải đen và đua trứng ra chỗ có nhiều ánh sáng (gần cửa sổ,đèn) và ấm thì trứng nở róc và băng tằm.

c) Băng tằm

– Thời gian băng; từ 8 – 10 giờ sáng;

– Băng trứng rời: đỗ trứng ra hộp giấy, đặt trên khay hoặc nong tằm, tằm nở đều rắc dâu cho tằm ăn. Trước khi cho ăn bữa thứ 2 chuyển dâu và tằm sang nong/khay nuôi tằm để loại bỏ vỏ trứng;

– Băng trứng bìa: tằm nở đều rắc dâu, tằm bò lên lá dâu, dùng lông gà quét tằm sang nong/khay nuôi tằm khác để cho ăn bữa thứ 2;

– Lá dâu dùng để băng tằm: dùng lá dâu non, có màu xanh nhạt, mềm.

d) Cho tằm ăn

 Lá dâu được thái vuông hoặc thái sợi.Ngày cho ăn 3 – 4 bữa.

Lá dâu nên thái nhỉ thành sợi trước khi cho tằm ăn
Lá dâu nên thái nhỉ thành sợi trước khi cho tằm ăn

e) Thay phân, san tằm

 – Tuổi 1: thay 1 lần;

– Tuổi 2: thay 2 lần (vào lúc tằm dậy và trước khi ngũ);

– Tuổi 3: thay mỗi ngày 1 lần;

– Thay bằng lưới: thay phân kết hợp san tằm, mở rộng diện tích cho thích hợp.

f) Xử lý tằm ngủ

 Tằm ngừng ăn dâu, mình vàng và bóng là tằm ướm ngủ. Lúc này ngừng cho ăn để mô tằm mỏng. Sau khi tằm dậy đều thì cho tằm ăn trở lại. Tằm mới dậy cho ăn 1 – 2 bữa dâu ngon đúng tuổi để tằm phát dục tốt. Khi tằm đã vào ngủ cần rắc clorua vôi hoặc papzol – B để chống ẩm và phòng bệnh cho tằm.

g) Mật độ nuôi (cho nong có đường kính 1,1 m)

– Tuổi 1: 1 hộp/1 nong;

– Tuổi 2:1 hộp/2 nong;

– Tuổi 3: 1 hộp/4 nong.

h) Vệ sinh phòng bệnh

Cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh sau:

– Dùng trứng sạch bệnh;

– Xử lý môi trường bằng các chất sát trùng: formalin, clorin…

– Nuôi tằm đúng kỹ thuật, điều hòa nhiệt ẩm độ thích hợp, cho ăn lá dâu ngon, để tằm đúng mật độ, loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh kịp thời, phân tằm và lá dâu thừa phải chôn vào hố, ủ kỹ cùng với vôi bột và cách xa nhà nuôi tằm.

  1. Giai đoạn nuôi tằm lớn (tuổi 1 đến hết tuổi 3)

a) Chuẩn bị dụng cụ và phòng nuôi

Diện tích phòng nuôi: 20 -25 m2 cho 1 hộp trứng 20 g. Nền nhà được tráng xi măng hoặc lát gạch. Có cửa lưới ở cửa ra vào và cửa sổ để tránh nhặng. Chuẩn bị 7 kg clorua vôi hoặc 10 kg vôi bột/hộp tằm.

b) Đưa tằm xuống nền nhà

Tằm dậy tuổi 4 được 2 bữa chuyển xuống nuôi trên nền nhà. Trước khi trải tằm cần rải 1 lớp vôi bột hoặc clorua vôi lên nền nhà. Sau đó tằm được để thành luống rộng 1 m, rãnh đi lại giữa 2 luống rộng 1 m.

c) Cho tằm ăn

 Cho tằm ăn 1 ngày 3 bữa, dâu được rãi đều trên mô tằm với lượng dâu phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tằm.

Nuôi tằm lớn nên chú ý cho tằm ăn đủ ngày 3 lần
Nuôi tằm lớn nên chú ý cho tằm ăn đủ ngày 3 lần

d) Thay phân, giãn tằm

– Thay phân

Nuôi tằm tuổi 4 không thay phân, dậy tuổi 5 cho tằm ăn 1 bữa sau đó tiến hành thay phân kết hợp với san tằm. Phương pháp thay: đặt lưới lên mô tằm, cho tằm ăn  khoảng 2 bữa thì nhắc lưới ra chỗ trống, dọn phân chỗ vừa thay và thay chỗ tiếp theo theo phương pháp cuốn chiếu. Nếu nuôi tằm bằng dâu cành thì hoàn toàn không phải thay phân trong quá trình nuôi.

– Giãn tằm

Giãn tằm bằng cách mỗi bữa cho ăn trải lá dâu rộng hơn luống tằm từ 3 – 5 cm, tằm sẽ tự động bò ra ăn và giãn mật độ. Trong quá trình cho ăn thấy chỗ nào dầy, bốc tằm san sang chỗ còn trống.

e) Phòng bệnh cho tằm

Dùng clorua vôi hoặc vôi bột rắc lên mình tằm vào trước bữa ăn bữa tối ngày thứ nhất đến ngày thứ 4 của tuổi 5. Lượng rắc khoảng 1 kg cho 7 – 10m2  tằm. Từ ngày thứ 5 trở đi không cần rắc thuốc nữa.

f) Điều khiển môi trường nuôi

Do nuôi tằm trên nền nhà nên toàn bộ khoảng trống trên rất thoáng. Chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và độ cao 1,5 m ở khoảng từ 0,5 đến 10C (tùy điều kiện phòng nuôi). Luôn mở cánh cửa phòng nuôi (chỉ đóng cửa lưới) để không khí lưu thông với bên ngoài (nếu trời nóng, ẩm độ cao, ít gió cần dùng quạt để quạt nhẹ phía trên cách mặt mô tằm từ 0,5 đến 1 m).

g) Cho tằm ăn thuốc tằm chín

 Khi tằm đã chín bói khoảng 5%  thì có thể cho tằm ăn thuốc tằm chín. Liều lượng thuốc cho tằm ăn: cho 1 ống thuốc 2 cc vào 2 lít nước, phun và đảo đều trên lá dâu, cho tằm ăn (1 hộp tằm cho ăn khoảng 2 ống thuốc). Sau khi cho ăn, nếu tằm ăn hết lá dâu vẫn tiếp tục phải cho tằm ăn lá dâu không phun thuốc cho đến khi tằm chín hết.

Tới đúng thời điểm bạn nên cho tằm ăn thuốc tằm chín
Tới đúng thời điểm bạn nên cho tằm ăn thuốc tằm chín

h) Tằm chín

 Khi tằm chín đều vun tằm thành từng luống, chiều rộng luống tằm bằng chiều dài của né tằm. Đặt né lên luống tằm để tằm tự động bò lên né. Sau đó dựng né nghiêng 20 – 250 để tằm bài thải nước tiểu đến khi tằm đã cố định vị trí bắt đầu nhả tơ thì đặt né nghiêng 70 – 75%, hoặc rũ lưới (loại lưới có đường kính lỗ 0,5 – 1 cm) lên trên mô tằm, sau khi tằm bò lên hết thì rũ tằm đều lên né. Mật độ tằm trên né từ 750 – 1.000 con/m2 (mỗi hộp tằm 12 – 13 né).

Trở lữa 2 đêm để đảm bảo nhiệt độ khi lên né 30 – 320C, ẩm độ 60%. Sau khi chín 3 – 4 ngày có thể thu kén.i) Vệ sinh sau nuôi tằm

Sau khi bắt tằm chín xong, phân tằm được thu gom mang đi ủ. Nền nhà, dụng cụ nuôi khác được xử lý bằng dung dịch clorua vôi nồng độ 50/00. Sau xử lý 2 – 3 ngày thì rửa nhà bằng nước sạch.

Đây là tổng hợp thông tin về kỹ thuật nuôi tằm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Bạn đừng ngại lưu lại thông tin mình cần để áp dụng khi cần thiết nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây