Nuôi cá tra, loại cá được xem là chủ lực ngành xuất khẩu hải sản Việt Nam

0
2223
Nuôi cá tra
Nuôi cá tra, loài cá xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /www/wwwroot/agri.vn/wp-content/plugins/agri-text-to-speech/index.php on line 147
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi cá tra đã trở nên quá đỗi quen thuộc đối với nước ta, khi mà kinh ngạch xuất khẩu hàng năm đã đạt đến con số 1,7 tỷ USD. Cá tra được mệnh danh là “cá vàng tỷ đô” của Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy kỹ thuật nuôi loại cá “kiếm tiền tỷ” này như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nuôi cá tra

Nội dung chính

Chuẩn bị ao nuôi cá tra

Nuôi cá tra
Thiết kế ao nuôi cá tra

Để nuôi cá tra thì chuẩn bị ao nuôi là vô cùng quan trọng. Do vậy, bà con phải thật kỹ lưỡng trong công đoạn này, cần phải xác định xem số lượng cá nuôi khoảng bao nhiêu con để có thể chọn diện tích và hình dạng ao phù hợp. Theo kinh nghiệm những người nuôi cá tra, đa phần họ chọn ao nuôi có hình chữ nhật, hoặc hình vuông.

Bước đầu tiên sau khi đã có những lựa chọn về ao nuôi cho riêng mình, bà con tiến hành cải tạo ao, tát cạn hết nước có sẵn trong ao để bắt đầu quy trình nuôi cá tra.

Sau đó, hãy nạo vét hết tất cả những sinh vật, hỗn tạp, các chất cặn bã tồn đọng ở đáy ao.

Sau khi tát nước và nạo vét ao thì phơi nắng trong khoảng từ 3-5 ngày để chắc chắn là ao khô ráo và sạch sẽ.

Đối với những ao nuôi có nhiều phèn, bà con phải tháo nước cạn, chỉ để lại 5cm nước trên đáy ao, sau đó tiến hành bón vôi để khử phèn.

Sau bước trên, bà con sử dụng đá vôi hoặc vôi tôi rải đều ở khắp đáy ao và những vũng nước bờ ao.

Để kết thúc công việc, bà con bơm nước vào ao nuôi, sau 2 ngày thì hòa chất Virkon A vào xô nước rồi đổ xuống ao để tiêu diệt các loại vi rút, vi khuẩn có hại và nấm có trong nguồn nước.

Chọn cá giống nuôi cá tra

Sau khi chọn ao nuôi, bà con tiến hành chọn cá giống, lưu ý, cá thả vào ao nuôi cần được tuyển chọn cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi. Một số kinh nghiệm đưa ra để bà con tham khảo như sau:

Nuôi cá tra
Chọn giống cá tra để đem lại năng suất cao

Nuôi cá tra phải bảo đảm chọn giống cá khỏe mạnh, không có các dấu hiệu bệnh hay bị xây xát, loại bỏ những cá thể bị dị hình. Quan sát qua dụng cụ chứa cá giống để chọn những con cá bơi lội nhanh nhẹn.

Bà con chọn lựa như thế nào để đảm bảo kích cỡ các cá thể phải đồng đều, tương đương nhau. Không nên thả cá lớn lẫn với cá nhỏ sẽ dẫn tới cá nhỏ không có thức ăn.

Khi thả cá giống vào ao đất, thao tác thả cá từ từ để cá làm quen với điều kiện môi trường mới và tránh làm cá bị xây xát.

Nuôi cá tra cho ăn như thế nào?

Khi đưa cá tra ra ngoài ao nuôi thì ngoài việc cho ăn các thức ăn có sẵn trong tự nhiên như giun, ốc hay thực vật, bà con nên tiếp tục bổ sung các loại thức ăn khác như bột đậu nành, sữa bột, thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp. Điều này không chỉ giúp cung cấp thức ăn trực tiếp cho cá mà còn tạo môi trường gây nuôi tiếp tục các giống loài thức ăn tự nhiên cho cá. Duy trì quá trình này từ 7 đến 10 ngày.

Nuôi cá tra
Cho cá tra ăn để đạt năng suất cao (Nguồn ảnh: Dân Việt)

Khi đã nuôi cá tra được một thời gian, bà con cho cá ăn theo quy trình và thời gian cố định, khoảng 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Lưu ý rằng nên cân đối lượng thức ăn, không nên cho cá ăn quá nhiều, để cá có thể hấp thu tối đa thức ăn đã cho, tăng hiệu quả dinh dưỡng.

Với những kỹ thuật nuôi cá tra trên đây, hy vọng bà con có thể phát triển thành công mô hình nuôi cá tra của mình và trở thành một trong những nguồn lực thúc đẩy việc xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới, tăng GDP cho đất nước Việt Nam ta.

Xem thêm: Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá chép giống làm giàu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây